top of page

BÍ MẬT HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG TRUYỀN THÔNG

Updated: Oct 18, 2021


Nguồn lực truyền thông có thể quy về 3 nhóm: Nguồn nhân lực, tài chính và kỹ thuật. (Trong đó bao gồm nhân lực, tài chính, tư liệu, phương pháp, cơ sở vật chất – kỹ thuật và quỹ thời gian cho phép).


Qua phân tích thực trạng, chúng ta có được các liệt kê về nguồn lực sẵn có và các nguồn lực có thể có được thông qua các kết quả cụ thể của truyền thông trong các giai đoạn khác nhau.



Thông thường, việc lập kế hoạch trở nên khó khăn hơn bởi những hạn chế về nguồn lực. Những hạn chế đó thường là:

  • Hạn chế về người, ngân sách, phương tiện, tư liệu…

  • Mạng lưới tham gia vào chương trình/ dự án/ hoạt động truyền thông còn yếu

  • Thiếu sự cam kết giữa những người tham gia, hoạc sự cam kết có nhưng kém hiệu lực

  • Năng lực quản lý chương trình/ dự án kém, thiếu các nhân lực được đào tạo ở trình độ chuyên gia…


Việc quyết định nguồn lực bao gồm hai nhóm công việc chính sau:

  • Xác định và quyết định các nhóm tài liệu, trang thiết bị và phương tiện sử dụng cho toàn bộ chương trình/ dự án/ chiến dịch truyền thông.

  • Phân bố các nguồn lực cho tất cả các dự án/ chiến dịch/ hoạt động trong các chương trình/ dự án/ chiến dịch tổng thể.

  • Để thực hiện và quản lý có hiệu quả một chương trình/ dự án, hoạt động truyền thông, ngay khi lập kế hoạch, cần phải xác định nguồn lực dựa trên cơ sở đảm bảo tối đa hóa các nguồn lực. Cụ thể hơn, đó là nguyên tắc tính hiệu quả trong chi phí, tính thực tế trong việc phân bổ các nguồn lực nhằm hướng tới mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.

Ví dụ: Những chai coke được in tên riêng trên vỏ chai lần lượt xuất hiện trong các tủ lạnh bán hàng di động khắp nước Úc, khơi nguồn cho những cuộc hội thoại đầu tiên trên mạng xã hội.



Dưới đây là Case Study của Coca Cola "Share a Coke"


Bắt đầu từ Úc và nhanh chóng lan rộng đến 123 quốc gia, chiến dịch Share A Coke của Coca-Cola nhanh chóng “hạ gục” trái tim của rất nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới. Đây không chỉ đơn thuần là một chiến dịch quảng bá mà đã trở thành những “cầu nối” hạnh phúc với nhau trong khi thế giới mạng đang khiến giới trẻ ngày càng… lười gặp gỡ.


Tại Việt Nam, chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” bắt đầu từ ngày 09/06/2014 và gây được tiếng vang rất lớn. Những chai Coca-Cola in tên người dùng đã trở thành cơn sốt, trở thành hiện tượng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội.

Coca Cola tung ra hai TVC chính được phát sóng trên các kênh TV phổ biến như VTV, HTV, v.v... với 2 thông điệp khác nhau


Quảng cáo

Theo trào lưu trong chiến dịch truyền thông, các tình nguyện viên chiến dịch, những người tham gia trong các sự kiện do Coca - Cola tổ chức đều chia sẻ sản phẩm tới người thân và bạn bè. Thậm chí, nhiều người nổi tiếng cũng đi theo trào lưu và đăng tải các hình ảnh của cá nhân cùng với các sản phẩm Coca có in tên cá nhân lên các trang mạng xã hội để chia sẻ với fan của mình. Lợi dụng điều này, các nhà làm truyền thông hãng Coca – Cola đã sử dụng những hình ảnh này để quảng cáo trên kênh sự kiện thể thao cuối tuần. Bên cạnh đó hàng loạt những quảng cáo trên truyền hình, mạng xã hội internet cũng đăng tải những bài quảng cáo cho trào lưu nở rộ này. Nhìn chung trong chiến dịch này,Coca - Cola không tốn nhiều công sức và tiền của cho việc quảng cáo vì trào lưu này đãđược lan rộng và có tính chất lây truyền.

Marketing trực tiếp

Một trong những điểm nổi bật và mang tính “được khẳng định, riêng biệt” thể hiện đúng sự quan tâm của khách hàng là tên riêng trên lon chai và hình thức tiếp thị cũng rấtđộc đáo. Ví dụ như các tủ lạnh bán hàng di động khắp nước Úc lần lượt bày bán nhữngchai coca được in tên riêng. Đây là khởi nguồn cho những cuộc trao đổi trên mạng xã hộiđầu tiên. Đây là hình thức marketing trực tiếp của Coca - Cola sẽ thu hút sự chú ý củacộng đồng mạng và sẽ dấy lên phong trào thông qua các cuộc trao đổi truyền thông tincủa những người nhận được sản phẩm mang tên mình.

Ngoài ra thì hình thức chia sẻ của những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng tới chúng và fan hâm mộ của mình cũng là một hình thức marketing hiệu quả đối với thương hiệu Coca – Cola.



PR

Chiến dịch IMC của Coca - Cola Không chỉ đơn thuần là đưa ra một ý tưởng quảng cáo thông minh, Coca-Cola còn chạy một chiến dịch sáng tạo khi đưa ra hàng loạt các cuộc thi đính kèm như: “Tự sướng với vỏ chai có tên mình”, hay “Bản đồ các tên sẽ được Coca-cola in trên vỏ chai”. Đây là một hình thức PR tuyệt vời nhằm tăng việc nhận diện thương hiệu và lấy tình cảm của công chúng.Từ những chiến dịch thu hút này, Coca - Cola dần dẫn dắt, thay đổi công chúng đi theo từ nhận thức, thái độ đến hành vi. Đó là kế hoạch độc đáo và sáng tạo của Coca - Cola.

Bán hàng cá nhân

Ngoài những kế hoạch, công cụ truyền thông được đưa ra ở trên thì Coca - Cola vận dụng công cụ bán hàng cá nhân. các tình nguyện viên, những người trực tiếp bán hàng những sản phẩm Coca - Cola sẽ là người hướng dẫn trực tiếp cách thức để có sản phẩm,cách thức nhận sản phẩm và tham gia các chương trình trong chiến dịch truyền thông.

Sự thiện cảm, nhiệt tình của những cá nhân bán hàng là điều cần thiết để tạo ấn tượng trong lòng khách hàng và để họ yêu hơn nữa sản phẩm mà họ đang cầm trên tay, mang tên họ.

  • Từ đây, chúng ta có thể thấy được nhờ những yếu tố như trên mà Coca – Cola đã tốn rất ít nguồn nhân lực, tài chính và kỹ thuật.


12 views0 comments

Comments


bottom of page