top of page

CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG TRONG TRUYỀN THÔNG

Updated: Oct 19, 2021

Xác định đối tượng là làm rõ những hoạt động truyền thông mà chúng ta sẽ tổ chức hướng vào ai, nhóm người cụ thể nào. Tuỳ thuộc vào quy mô , tính chất , mục tiêu tác động mà có những cách xác định đối tượng khác nhau . Một trong những cách chia nhóm đối tượng thường được sử dụng trong lập kế hoạch đem lại hiệu quả hiện nay là chia thành hai nhóm đối tượng trực tiếp và gián tiếp.




  • Nhóm đối tượng trực tiếp (còn gọi là nhóm đối tượng dịch , nhóm đối tượng mục tiêu) : là mục tiêu tác động trực tiếp của chương trình/chiến dịch/hoạt động truyền thông.

VD: Trong chiến dịch quảng bá sản phẩm Áo Tằm trên 1 trang web thì đối tượng trực tiếp hướng tới chính là những người tiêu dùng những người trực tiếp mua và sử dụng sản phẩm.

  • Nhóm đối tượng gián tiếp (còn gọi là đối tượng liên quan , nhóm đối tượng gây ảnh hưởng): bao gồm những người có khả năng tác động và gây ảnh hưởng đến sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của nhóm đối tượng trực tiếp.

VD: Những người liên quan đến người tiêu dùng có tác động trực tiếp đến người tiêu dùng chính là người thân, bạn bè, thần tượng, ... của họ.

  • Cần lưu ý nếu chỉ tác động vào duy nhất nhóm công chúng mục tiêu mà không tác động vào các nhóm công chúng liên quan thì hiệu quả của hoạt động truyền thông sẽ bị hạn chế rất nhiều . Bởi lẽ, sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của một cá nhân, nhóm chịu ảnh hưởng rất lớn của những người hoặc nhóm người liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ.

Kết quả của việc phân tích đối tượng là lập các ma trận phân tích đối tượng . Thông qua các ma trận phân tích đối tượng chân dung các nhóm công chúng được thể hiện trên ba bình diện cơ bản : các chỉ số nhân khẩu xã hội học của nhóm ; thực trạng nhận thức , thái độ và hành vi trước khi thực hiện kế hoạch truyền thông ; thói quen , sở thích liên quan đến việc tiếp cận , sử dụng các phương tiện truyền thông . Cũng có thể chỉ chọn vài khía cạnh hoặc tiêu chí quan trọng nhất , có liên quan đến vấn đề truyền thông để đưa vào ma trận phân tích đối tượng …


Giống như Bitis Hunter trong chiến dịch Đi Để Trở Về 5 được phát hành vào đầu năm nay.

Bitis Hunter là một thương hiệu giày sneaker dành cho giới trẻ Việt và xuất hiện vào đầu năm 2017 với chiến dịch “Đi để trở về” rất thành công dành cho những người trẻ khát khao trải nghiệm. Trong mùa 5, họ kết hợp với ca sĩ Hương Tràm với chủ đề “Tết chỉ cần được trở về”.



MV phần 1 tại Việt Nam của ca sĩ Hương Tràm


MV phần 2 tại Mỹ của ca sĩ Hương Tràm


Đối tượng trực tiếp mà Bitis Hunter hướng tới trong chiến dịch này là những bạn trẻ Việt Nam xa xứ, những du học sinh xa nhà cùng thông điệp gửi gắm là “Tết chỉ cần được trở về” cùng các trending hashtag: #TếtChỉCầnĐượcTrởVề #ĐiĐểTrởVề #CựcMấyCũngĐáng

Cùng với chiến dịch lần này, Bitis Hunter đã lấy chủ đề là nỗi nhớ người thân yêu, nỗi nhớ quê nhà để tác động đến đối tượng của họ, việc lựa chọn ca sĩ Hương Tràm cũng là một nước đi có tính toán. Bản thân cô ngoài việc từng là ca sĩ nổi tiếng, với hàng loạt bản hit như “Em gái mưa”, “Ngốc”, “Hãy để em quên”… và chính bản thân cô cũng đang là du học sinh tại Mỹ. Chính điều này sẽ khiến cho bài hát càng thêm phần tự nhiên và chân thật hơn. Bởi chính cô cũng là một người đang mang nỗi nhớ nhà như những du học sinh khác.




34 views0 comments

댓글


bottom of page