top of page

CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG

Updated: Nov 18, 2021

Trong bất cứ một chiến dịch hay kế hoạch truyền thông nào cũng cần phải xây dựng được mục tiêu truyền thông. Vì “mục tiêu truyền thông” thể hiện được phương hướng truyền thông rõ ràng giúp chúng ta xác định được hướng đi cụ thể, hạn chế va vào những sai lầm không đáng. Song song với đó nó còn thể hiện được yêu cầu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Tóm lại, việc xây dựng mục tiêu truyền thông tạo cơ sở để đo lường sự hiệu quả.


Trong việc xây dựng mục tiêu truyền thông thì chúng có 2 cách cơ bản để xác định các cấp độ mục tiêu:

Thứ nhất, chúng ta có thể chia thành:

+ Mục tiêu tổng quát về chính sách (cấp quốc gia)

+ Mục tiêu của truyền thông (cấp quốc gia hoặc tỉnh)

+ Mục tiêu của chiến dịch (cấp tỉnh hoặc huyện thị)

+ Mục tiêu các hoạt động (nhằm thực hiện các mục tiêu ở các cấp độ cao hơn)

Thứ hai, chia mục tiêu với 2 cấp độ:

+ Mục tiêu chung: Tuyên bố chung về những điều sẽ đạt được sau khi thực hiện có hiệu quả toàn bộ kế hoạch đã đề ra

+ Mục tiêu cụ thể: Là những cái đích cụ thể để khi kết hợp chúng sẽ đạt được mục tiêu chung


• Các nguyên tắc của việc đề ra mục tiêu là:

S (Special): đặc trưng, cụ thể

M (Measure): có thể đo lường được

A (Available): có thể đạt được

R (Reality): thực tế

T (Time table): trong 1 khung thời gian xác định


Nếu bạn nghiên cứu kỹ, bạn sẽ nhận thấy một khi bạn đảm bảo được 2 yếu tố Measure và Time Table thì bạn gần như có thể đảm bảo được các yếu tố còn lại. Hãy chắc chắn được rằng mục tiêu của bạn có thể đo lường được và quan tâm đến yếu tố thời gian. Tính “cụ thể”, “có thể đạt được” và “thực tế” cũng sẽ liên quan mật thiết đến 2 yếu tố này.


Các mục tiêu mơ hồ sẽ trở thành cạm bẫy sau này. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể đo lường được chúng và bạn buộc sẽ phải “cụ thể” chúng. Đối với Available và Reality, nếu mục tiêu của bạn không đạt được mục tiêu này thì bạn “sẽ không được phép” cũng như không có khả năng viết bất kỳ một bản kế hoạch nào, chứ chưa nói đến một kế hoạch truyền thông


Ví dụ: Vào ngày 11/11, ngày tổ chức hội thảo trên web của chúng tôi, số lượng đăng ký sẽ tăng tối thiểu 25% bằng cách quảng cáo thông qua mạng xã hội, email, blog và tin nhắn Facebook.

S: Đề ra mục tiêu mời được ít nhất 200 người, tối đa là 500 người đăng ký tham dự hội thảo trên web thông qua các hình thức tiếp thị qua các trang mạng xã hội, email marketing, blog và Facebook Messenger.

• M: Thông qua các công cụ phân tích dữ liệu cho thấy, số lượng người tương tác về hội thảo tăng 10%.

• A: Lần tổ chức hội thảo trên web gần nhất của chúng tôi đã ghi nhận số lượng người đăng ký tham gia tăng 20% khi chúng tôi tiếp thị và quảng cáo trên mạng xã hội Facebook và email.

• R: Việc tổ chức hội thảo thành công sẽ là tiền đề để công ty của chúng tôi tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, tăng độ phủ cho doanh nghiệp cũng như mang về nhiều hợp đồng giá trị với khách hàng.

• T: Tiếp thị và chào mời khách hàng tham dự hội thảo trong 20 ngày, đến ngày diễn ra hội thảo trên web.


Để xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công; đòi hỏi phải có một chiến dịch marketing online tỉ mỉ và chu đáo. Để làm được điều này thật không phải là điều dễ dàng dành cho các doanh nghiệp. Đôi khi, bạn cần phải học hỏi và tìm nguồn cảm hứng từ các chiến lược marketing của các thương hiệu lớn. Dưới đây là 2 ví dụ điển hình về chiến dịch marketing online thành công; tiêu biểu cho hiệu quả của marketing online mà bạn có thể tham khảo và học hỏi.

STARBUCKS


Sự hiện diện của truyền thông xã hội giúp cho nhiều doanh nghiệp trở nên nổi bật nhanh chóng. Social media giúp doanh nghiệp thiết lập bản sắc thương hiệu, thẩm quyền và sự tin tưởng. Đây cũng là nơi giúp người tiêu dùng tương tác với thương hiệu một cách trực tiếp và gần gũi, giúp xây dựng mối quan hệ giữa 2 bên theo thời gian.



Starbucks là một ví dụ minh chứng cho việc tận dụng tốt social media trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ khai thác những gì mà người hâm mộ của họ muốn. Họ có một tài khoản Facebook, Twitter và Instagram cực kỳ thành công.

Một trong những lí do tạo nên sự thành công cho Starbucks đó là:

  • Kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện Social media khác nhau

  • Chia sẻ về chiến dịch của bạn trên social media

  • Tiếp xúc với khách hàng

  • Quảng cáo các sản phẩm giảm giá

  • Tổ chức sự kiện có các nghệ sĩ

  • Sử dụng hình ảnh, video, Gif rất tinh tế

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Social media, Starbucks đã tận dụng tốt nền tảng này giúp gắn kết mối quan hệ giữa thương hiệu và người dùng cũng như tạo nên những trải nghiệm thú vị cho khách hàng tại đây.



ĐIỆN MÁY XANH


Ở thời điểm ban đầu, siêu thị Điện Máy Xanh sử dụng chiến lược bao phủ thị trường bằng cách liên tục khai trương cửa hàng điện máy mới khắp tỉnh thành trên toàn Việt Nam. Điều này giúp tăng nhận diện thương hiệu vì khách hàng sẽ dễ dàng nhìn thấy siêu thị Điện Máy Xanh mọi nơi, từ đó có ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu.


Tiếp đó, Điện Máy Xanh tung ra nhiều TVC quảng cáo thương hiệu, với sự xuất hiện của “người xanh” - biểu tượng màu sắc của công ty. Việc này thật sự đã tạo ra một cơn sốt trên thị trường quảng cáo Việt vốn ảm đạm lúc đó. Nhờ chiến lược Marketing độc đáo, Điện Máy Xanh đã cho khách hàng mục tiêu nhận thức được về những sản phẩm công ty cung cấp: Điện máy. Mục tiêu của chiến dịch là để khách hàng luôn nhớ đến và khắc sâu rằng: Cứ nhắc đến điện máy - vậy thì phải nhắc tới Điện Máy Xanh.

Bắt đầu với những mẩu quảng cáo trên tivi, Điện Máy Xanh đã trở thành chủ đề được bàn tán đông đảo trên mạng xã hội. Tuy nhận được nhiều lời chê nhưng công ty đã biết cách tận dụng cơ hội đó, cập nhật thêm các trào lưu của giới trẻ, có thể kế đến Lạc Trôi, cách để không bị đòi nợ vào Tết, cắt tóc ngày Tết,…Công ty đã tung ra ảnh chế - memes với hình người xanh biểu tượng, khiến cộng đồng mạng thích thú, không ngừng chia sẻ

Công ty cũng tận dụng những trang Fanpage để khởi tạo trào lưu kết hợp việc sử dụng hình người xanh vào các trào lưu đang nổi, từ đó lan truyền thông điệp trên mạng xã hội.

Trái lại cũng sẽ có những thất bại trong việc xây dựng mục tiêu truyền thông, như:

Bphone là mẫu điện thoại đầu tay của thương hiệu BKAV cung cấp riêng cho thị trường Việt Nam. Hãng này đã từng khẳng định sản phẩm Bphone sẽ khơi mào cho chiến dịch “Người Việt dùng hàng Việt” thật thành công. Trước đó, BKAV là một doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất phần mềm tiêu diệt virus trên các thiết bị công nghệ. Nhờ vào danh tiếng này mà thông báo sản xuất smartphone thương hiệu Việt của BKAV nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng đầu của giới truyền thông.



Tiếng vang truyền thông của Bphone gặp phải nhiều ý kiến trái chiều bởi CEO Nguyễn Tử Quang đã áp dụng chiến thuật marketing hoàn toàn sai lầm. Người đứng đầu BKAV đã quá tự tin khi mang chiếc Bphone mới ra mắt so sánh với dòng Iphone của thương hiệu Apple. Trong khi đó thì Apple đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng bậc nhất thế giới. Chính sai lầm khi không thể định chỗ đứng bản thân đã khiến BKAV nhận về “trái đắng” thua cuộc.

Điểm trừ tiếp theo khiến câu chuyên Bphone rơi vào những chiến được Marketing thất bại ở Việt Nam chính là giai đoạn ra mắt khách hàng. Mặc dù đã tuyên bố Bphone ngang hàng Iphone nhưng người trải nghiệm đã đánh giá các tính năng từ hãng này không bằng một góc của Iphone. Bphone được chào bán với mức giá cao tương đương sản phẩm nhà “Táo” càng gây tranh cãi nhiều hơn. Sự thất vọng từ việc trải nghiệm và dùng thử đã khiến khách hàng mất hết niềm tin vào Bphone.

Bài học rút ra từ sự kiện bùng nổ truyền thông Bphone dẫn đến hàng loạt thất bại trong lĩnh vực kinh doanh của BKAV. Điều đầu tiên phải kể đến là cách vị chủ tịch cấp cao của BVAV đã định vị sai lầm phân khúc khách hàng. Hầu như mọi người dùng trong nước đều có tâm lý xem xét mức độ hàng Việt thấp hơn các sản phẩm được nhập từ Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Tuy nhiên, thương hiệu lại định giá Bphone lên đến 10 triệu đồng. Đây là con số ngang hàng với các dòng điện thoại thông minh của SamSung, Apple tại thời điểm đó.

Nhiều khách hàng Việt Nam e ngại mức giá ngất ngưỡng của Bphone nên không có ý định mua hàng. Doanh số ế ẩm khiến hoạt động kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến thất bại. Mặc dù không còn xuất hiện trên thị trường nhưng câu chuyện Bphone sẽ còn sống mãi trong giới marketing. Đây là một minh chứng tiêu biểu cho những chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam.



50 views0 comments

Comments


bottom of page