top of page

TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP VÀ QUẢNG CÁO, LÀM SAO CHO ĐÚNG?

Updated: Oct 18, 2021

1. THIẾT KẾ THÔNG ĐIỆP

Hiện nay, thông điệp truyền thông được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề nhằm mục đích là tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, giải trí, sự kiện,…


Một trong những điều quan trọng và thiết yếu trong suốt quá trình truyền thông là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng. Vậy thông điệp là gì và làm sao để thực hiện nó một cách hiệu quả?


Ví dụ như trong quảng cáo tết đoàn viên từ nhà sản xuất bánh Kinh đô, họ đã đưa ra câu slogan đó là “THẤY KINH ĐÔ LÀ THẤY TẾT” – đây là thông điệp khá ngắn gọn, dễ nhớ và giúp gợi cho chúng ta về gia đình, người thân, quê hương, đặc biệt là những ai xa quê hương


Định nghĩa thông điệp: Thông điệp truyền thông là cách tốt nhất mà bạn có thể khiến cho họ nhận thức và hướng sự chú ý đến thương hiệu, là nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải hoặc phương thức hướng người tiêu dùng biết đến tầm nhìn và sứ mệnh. Các thông điệp sẽ thường được thể hiện qua các khẩu hiệu, slogan,… và được xuất hiện trên các banner, poster, TVC quảng cáo,…

Theo mô hình AIDA, một thông điệp cần:


Attention – Gây được sự chú ý

Interest – Tạo được sự quan tâm

Desire – Khơi gợi được mong muốn

Action – Thúc đẩy được hành động



Trên thực tế, có rất ít thông điệp đưa người tiêu dùng đi trọn vẹn từ trạng thái “biết” đến “hành vi mua”. Việc tạo một thông điệp đòi hỏi cần giải quyết 4 vấn đề:


• Nói cái gì (nội dung thông điệp)

Người truyền thông phải hình dung được những điều sẽ nói với công chúng mục tiêu để tạo được phản ứng mong muốn. Có thể nêu lên một số lợi ích, động cơ, đặc điểm hay lý do tại sao công chúng cần nghĩ đến sản phẩm.


Chủ đề lý tính liên hệ tới những lợi ích riêng của người mua rằng sản phẩm sẽ đem lại những gì mà người mua mong đợi (chất lượng, giá trị, tính năng đặc biệt, giá cả).


• Nói thế nào cho hợp lý (cấu trúc thông điệp)

Hiệu quả của một thông điệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc cũng như nội dung của nó. Người truyền thông phải quyết định có nên đưa ra kết luận rõ ràng, hay để công chúng tự suy nghĩ và đưa ra kết luận.


• Nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thông điệp)

Hình thức diễn đạt của một thông điệp cần phải sống động, cuốn hút sự chú ý và dễ thuyết phục người mua.


Đối với một ấn phẩm quảng cáo, người truyền thông phải quyết định về tiêu đề, lời lẽ, hình ảnh minh họa, màu sắc và cần thể hiện theo cách đề cao tính tương phản.


Nếu truyền thông qua truyền hình, thì ngôn ngữ, giọng điệu, hình thể, phong cách, vẻ đẹp của sự biểu lộ nét mặt, dáng vẻ của thân thể, trang phục, kiểu tóc,…


• Ai nói cho có tính thuyết phục (nguồn thông điệp)

Sự tác động của thông điệp đối với người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi việc họ cảm nhận thế nào với người truyền tải thông điệp, nguồn thông điệp có đáng tin cậy không?

Có 3 yếu tố để tăng mức độ đáng tin cậy của nguồn:

Tính chuyên môn: mức độ hiểu biết trong một lĩnh vực (Bác sĩ, nhà khoa học,…)

Tính đáng tin: liên quan đến nguồn cảm nhận được mức độ khách quan và trung thực (bạn thân thì đáng tin hơn người bán hàng)

Tính khả ái: thể hiện mức độ hấp dẫn của nguồn truyền tải thông điệp đến công chúng (thật thà, hài hước, tự nhiên làm cho người truyền tải thông điệp trở lên khả ái hơn)


Ví dụ về Mô hình AIDA ở Coca Cola

Công ty đứng sau Coke và Diet Coke đã sử dụng công thức AIDA trong nhiều năm.


Bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, Coca Cola đã thu hút sự chú ý (A – Attention) bằng cách thổi bùng thông điệp của họ đến với công chúng.

Người ta dễ dàng bắt gặp Coke, Diet Coke, Coke Zero và những dịch vụ khác của thương hiệu ở trên Internet, TV, quảng cáo trước khi bắt đầu một bộ phim ở rạp, quảng cáo kỹ thuật số trả tiền và nhiều hơn thế nữa.

Trên thực tế, Coca Cola đã chi ra tầm khoảng 4 tỷ $ dành cho quảng cáo trên toàn cầu và con số còn tiếp tục tăng lên theo mỗi năm.


Đề cập tới các thành phần trong đồ uống của mình trong mỗi quảng cáo chính là cách Coca Cola lan tỏa sự thích thú (I – Interest).

Đây là một điều hoàn hảo đối với các thương hiệu con như Diet Coke và Coke Zero. Bạn sẽ thấy nó tuyệt vời như nào khi nghe về việc đồ uống có hương vị tuyệt vời như thế mà cần bận tâm tới việc bị tăng cân.


Coca Cola đã tạo ra sự khao khát (D – Desire) cho khách hàng của mình bằng cách giải thích cho họ thấy được rằng soda đã làm hài lòng người tiêu dùng như thế nào.

Coke Zero là một ví dụ điển hình! Nó cho phép bạn duy trì vóc dáng, cân nặng trong khi vẫn có thể thưởng thức hương vị của công thức Coke Zero mới. Trong những quảng cáo mới nhất của Diet Coke, Coca Cola đã đưa hình ảnh những khách hàng cá tính và sành điệu đang thưởng thức một thứ đồ uống không thể ngon lành hơn. Nhằm mục đích khơi gợi nên sự mong muốn trong bạn và bạn sẽ làm điều tương tự.


Với tất cả các thông điệp truyền thông như vậy và tần suất xuất hiện trước công chúng như vậy đã đủ sức hấp dẫn đối với bạn?


Sản phẩm của Coca Cola được đặt ở khắp mọi nơi: trong các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim, các máy bán nước tự động. Bạn đi shopping hay thậm chí ngay cả khi bạn đi chơi cũng dễ dàng sở hữu được sản phẩm của Coca Cola.


Khi đã sản phẩm đã sẵn sàng phủ sóng gần như toàn cầu và kết hợp với mức giá không thể tốt hơn, Coca Cola đã thành công trong việc tạo ra Action – Hành động đối với người tiêu dùng. Từ đó, đã giúp Coca Cola duy trì vị thế là một trong những thương hiệu Soda hàng đầu thế giới.


2. XÁC ĐỊNH CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG
Các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh,...luôn băn khoăn rằng làm sao để truyền tải được chiến lược kinh doanh hiệu quả. Trong đó các phương tiện truyền thông chiếm vai trò hết sức hiệu quả và quyết định sự thành công của chiến dịch truyền thông đó. Vậy ta cần xác định kênh truyền thông sao cho hiệu quả?

Có 2 loại kênh truyền thông chính để ta lựa chọn: trực tiếp và gián tiếp.


Với mỗi kênh truyền thông sẽ có cách thức tiếp cận và đem lại hiệu quả khác nhau. Ta cần dựa trên mục tiêu đã xác định, đối tượng truyền thông và khả năng thực thi để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Ngoài ra cũng có thể tích hợp nhiều phương tiện truyền thông khác nhau trong chiến dịch truyền thông của mình.

  • Kênh truyền thông trực tiếp

Trong kênh này, hai hay nhiều người sẽ trực tiếp truyền thông với nhau, họ có thể truyền thông qua điện thoại, nhân viên.


Kênh truyền thông trực tiếp có thể chia nhỏ thành:

Kênh giới thiệu: Gồm các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp

Kênh chuyên viên: Gồm những chuyên viên độc lập phát biểu ý kiến của mình với khách hàng mục tiêu

Kênh xã hội: Gồm láng giềng, bạn bè, các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp,…

  • Kênh truyền thông gián tiếp

Những kênh truyền thông gián tiếp sẽ chuyển các thông điệp đi mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp như báo, tạp chí, truyền hình, pano, bảng hiệu, áp phích.



Ví dụ: Một số kênh thường sử dụng và công cụ tương ứng là:

– Quảng cáo truyền hình: TVC, product placement…

– Quảng cáo trên Radio

– Kênh báo, tạp chí: Bài PR, Advertorial, printAd…

– Quảng cáo trên website: Ads banner, bài PR, sticky post…

– Quảng cáo ngoài trời: OOH, out of home: Billboard, xe bus…

– Quảng cáo trên thiết bị di động: Mobile Marketing, SMS Marketing

– Tài trợ: Tài trợ Event, cuộc thi, các chuyên mục trên báo đài

– Hot blogger: Bài PR, banner.

34 views0 comments

Comments


bottom of page